Việc nắm vững kỹ thuật xây chuồng cho thỏ kiểng sẽ giúp bạn tạo một môi trường sống an toàn để chúng phát triển khỏe mạnh.
Thỏ vốn là loài động vật rất tinh nghịch, đáng yêu, dễ thương và ngoan hiền. Thế nhưng để có thể nuôi được thỏ khỏe mạnh thì bạn cần phải lên kế hoạch thiết kế nơi ở cho chúng thật bài bản. Bởi vì chúng phù hợp môi trường sống mát mẻ, khí hậu trong lành, đồ ăn, thức uống sạch sẽ. Trong bài viết này, top5hot.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc Top 5 kinh nghiệm xây chuồng cho thỏ kiểng chuẩn nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Kinh nghiệm xây chuồng cho thỏ kiểng
1. Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng cho thỏ
Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi bước vào xây dựng chuồng thỏ chính là lựa chọn địa điểm phù hợp. Nhiều người lựa chọn nuôi thỏ ở ngoài trời để có không gian rộng rãi, không khí thoáng mát và thỏ sẻ được tia nắng ấm chiếu vào.
Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng tuyệt đối không được để thỏ ngoài trời mưa, bởi vì nếu để cơ thể của thỏ dễ bị cảm lạnh. Tốt nhất bạn nên quây kín xung quanh và che mái cao khu vực đặt lồng thỏ, như vậy chúng vừa có chỗ chơi thoải mái cả ngày mà không sợ bị dính nước mưa, sương lạnh.
Đặc biệt vào mùa đông giá rét, hãy tạo lò sưởi gần chuồng thỏ hoặc đem chúng vào môi trường kín đáo như nhà kho, gara sạch sẽ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra nhiệt độ nơi ở của chúng, tránh tình trạng chúng bị đột quỵ
2. Lựa chọn kiểu chuồng phù hợp với kích cỡ cơ thể của thỏ
Lựa chọn kiểu chuồng phù hợp với kích cỡ của thỏ |
Hãy chú ý đến không gian lồng phải phù hợp với kích cỡ cơ thể của thỏ, miễn sao đảm bảo được sự thoải mái cho chúng. Chiều cao của chuồng phải lớn để thỏ cưng tự do di chuyển, đứng lên nằm xuống, chạy nhảy.
Tốt nhất bạn nên chọn kiểu lồng lưới, khoảng cách giữa các lỗ lưới vừa phải không quá nhỏ, cũng không quá to. Điều này giúp thỏ có thể quan sát mọi vật xung quanh và hít thở không khí trong lành hiệu quả hơn.
Vì không có lớp chân đệm nên nếu mặt sàn dưới để dạng lưới dây sẽ khiến thỏ bị kẹt vào lỗ và đau. Do đó hãy lót một miếng thảm xuống sàn để bảo vệ bàn chân thỏ khỏi những tổn thương không đáng có.
3. Thiết kế và xây dựng sân chơi dành riêng cho thỏ
Xây dựng sân chơi dành riêng cho thỏ |
Thỏ cũng là loài động vật đáng yêu ưa nghịch, vui chơi, chạy nhảy nên bạn hãy thiết kế kèm thêm một sân rộng, có thể đặt trong sân vài món đồ chơi để cho chúng. Tuyệt đối không để các đồ vật sắc nhọn bừa bãi trong sân tránh gây thương thích cho thỏ cưng.
Đặc biệt đối với giống thỏ rừng thì chúng cách thích di chuyển ở khoảng cách rất xa. Để tránh thỏ chạy ra ngoài và khỏi bị rắn rết bò vào cắn, bạn hãy xây thường chắc chắn an toàn cao một chút.
Hãy đảm bảo sân chơi cho thỏ được xây dựng dưới bóng râm và luôn có nước để cho thỏ uống mỗi khi chúng thấy khát. Trường hợp sân không có bóng mát thì hãy lợp mái để bảo vệ thỏ cưng khỏi những ngày trưa nắng nóng, lúc mưa gió.
4. Tạo môi trường cho thỏ cảm thấy thoải mái Tạo môi trường cho thỏ cảm thấy thoải mái
Thỏ rất sợ những âm thanh ồn ào nên tốt nhất bạn hãy đảm bảo khu vực chúng sinh sống yên tĩnh. Không nên xây chuồng thỏ gần tổ ong, ổ kiến, ổ rắn, nơi ẩm thấp có nhiều chuột dán, chuồng mèo, chó, gà,... Vì cơ thể cả loài thỏ rất nhát và nhạy cảm, nếu có những loài động vật khác đi qua sẽ khiến thỏ dễ bị đột tử.
Trường hợp bạn muốn thỏ cưng gần gũi hơn với chó cưng trông nhà thì hãy cố gắng để chúng làm quen và tạo sự hòa hợp, việc này giúp thỏ bớt đi sự căng thẳng, sợ hãi. Nhưng bạn phải kiên nhẫn và thực hiện từng bước, đồng thời giám sát thường xuyên tránh xảy ra xung đột ngoài ý muốn.
5. Thường xuyên giữ vệ sinh chuồng thỏ hằng tuần
Sau khi xây dựng xong chuồng, trước khi đưa thỏ vào chuồng bạn phải đảm bảo mọi thứ từ lồng, khay đựng thức ăn, khay đựng nước uống, thảm lót, sân chơi sạch sẽ, không bám bụi bẩn và rêu mốc. Nếu khay đồ ăn bị dơ, dính vết ố thì bạn hãy dùng 1 lượng dấm trắng vừa đủ để tẩy bỏ.
Sau đó những ngày nuôi tiếp theo bạn hãy thường xuyên dọn dẹp phân, lau chùi lồng, giặt sạch thảm lót và thay mới. Thức ăn vương ra khắp chuồng cũng cần được dọn ngay, tránh để lâu bị hư hỏng, bám bẩn, thỏ nhặt lên ăn lại sẽ bị đau bụng.
Trên đây là top 5 kinh nghiệm xây chuồng cho thỏ kiểng chuẩn xác nhất bạn nên biết khi muốn bắt tay vào nuôi loài động vật đáng yêu này. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để việc chăn nuôi thỏ kiểng được thuận lợi.
COMMENTS